Việc CLB HAGL bất ngờ đổi tên sau hơn 20 năm hoạt động đã phần nào phản ánh được hiện thực đầy khó khăn của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Mới đây, CLB HAGL đã công bố 1 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử kể từ khi đội bóng này được lên V-league thi đấu đó “đổi tên” CLB. Điều này khiến rất nhiều người bất ngờ và có chút luyến tiếc vì họ đã quen thuộc với cái tên gọi cũ. Tuy nhiên, như chính bầu Đức đã khẳng định hiện tại ông còn còn đủ lực để duy trì thương hiệu bóng đá 1 mình nữa.
Tất nhiên việc phải thay đổi tên gọi của 1 đội bóng mà tự tay ông gây dựng và duy trì trọn vẹn trong suốt gần 2 thập kỷ qua cũng khiến ông rất buồn và phải suy nghĩ nhiều. Nhưng thực trạng làm bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn. Không còn nhiều ông bầu máu làm bóng như trước, kể cả các doanh nghiệp cũng gặp nhiều trục trặc trong lĩnh vực kinh doanh nên họ không thể đổ tiền nhiều như trước.
Trước khi nghĩ đến chuyện vươn cao, vươn xa theo các mô hình làm bóng đỉnh cao thế giới thì bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cần giải quyết bài toán làm sao để duy trì và tồn tại lâu dài nhất có thể. Việc đội bóng phố Núi bất ngờ đổi tên cũng là lời nhắc nhở cho nền bóng đá Việt Nam về hiện thực đầy khó khăn này.
>> Xem ngay link : Trực tuyến bóng đá đêm nay <<
Hơn 20 năm kể từ khi bóng đá Việt Nam lên chuyên nghiệp chỉ có 2 đội bóng chưa từng đổi tên tính đến ngày 2/11/2023 đó là HAGL và Bình Dương. Cái tên đội bóng phố Núi đã trở thành thương hiệu bóng đá được nhiều NHM biết đến, nó là tên của 1 đội bóng đích thực chứ không phải gắn thêm tên nhà tài trợ. Còn lại những đội bóng khác, từng ít nhiều đã phải trải qua giai đoạn dài gắn tên với các doanh nghiệp.
Từ các CLB lớn như Hà Nội, TP.HCM hay Nam Định, Hải Phòng, Khánh Hòa, thậm chí cả SLNA cũng phải gắn tên doanh nghiệp trong 1 giai đoạn nhất định nào đó. Điều này cũng đồng nghĩa rằng không có đội bóng nào có thể giữ được cái tên riêng, đủ độc lập và đủ mạnh mà không cần đứng chung với các yếu tố khác.
Với những người làm bóng đá như bầu Đức, cái tên đôi khi chỉ là giá trị để đánh đổi. Thứ mà họ cần là sự tồn tại lâu dài của CLB trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp nên khi cảm thấy không đủ lực, bầu Đức buộc phải chấp nhận đổi tên gắn với thương hiệu tài trợ. Sau 20 năm làm bóng đá, bầu Đức đã phải chi ra con số hơn 2000 tỷ đồng, nhưng nó vẫn chưa đủ để giúp ông duy trì được mãi thương hiệu cá nhân mình.
Chúng ta cũng không thể trách đội bóng hay các nhà tài trợ. Bởi hiện thực của bóng đá Việt Nam bây giờ là vậy. Tình cảm của NHM cũng chẳng thể quy ra thành nguồn lợi tài chính được, khi mà những chiếc áo hàng nhái vẫn đang tràn lan còn sản phẩm chính hãng do CLB bán thì lại không có người mua mấy. Do đó các CLB chỉ có thể dựa vào các nhà tài trợ lớn để có doanh thu phát triển. Họ muốn gì cũng được, kể cả việc đổi tên CLB, miễn sao doanh nghiệp đó chi tiền cho đội bóng tồn tại.
>> Vào ngay để không bỏ lỡ: Link acestream hôm nay <<
Thực tế trong những năm qua, bầu Đức cũng đã phải trầy trật trên thương trường để có tiền đổ vào bóng đá. Nhưng bây giờ ông có vẻ không cố được nữa, nên chấp nhận đổi tên để đỡ phải lo cảnh “cơm áo gạo tiền” cho từng mùa giải.
Truyền thông Trung Quốc cho rằng Nguyễn Hoàng Đức không xứng đáng nhận được danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam 2023.
Tiền đạo Nguyễn Đình Bắc vừa phải nhận án phạt từ CLB Quảng Nam vì thói vô kỷ luật. Tiền đạo này đã rất hối hận và nhận ra lỗi của mình.
Công Phượng đang nằm trong nhóm những cầu thủ có giá trị cao nhất tại CLB Yokohama FC, điều này có thể giúp anh tự tin giành suất đá chính.
Mới đây HLV Troussier cho rằng ĐT Việt Nam không có tiền đạo giỏi và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại tại VCK Asian Cup 2023 vừa qua.
Sau 1 năm nghỉ ngơi, HLV Park Hang-seo đã thông báo ông chính thức trở lại và sẵn sàng cống hiến hết sức mình cho bóng đá Việt Nam.